1. Vị trí địa lý:

- Xã Đắk Rơ Ông mới thành lập theo Nghị định 76/CP của Chính phủ. Vị trí xã cách trung tâm huyện Tu Mơ Rông 23 km (theo tỉnh lộ 678). Có vị trí giáp ranh như sau:

Toạ độ địa lý:

1404913đến 1405547” Vĩ độ Bắc

10704913”đến  17005406” Kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp xã Đăk Sao và Tê Xăng

- Phía Nam giáp xã Đăk Tờ Kan

- Phía Đông giáp xã Đăk Tờ Kan và Tê Xăng

- Phía Tây giáp xã Đăk sao và Đăk Tờ Kan.

2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, tài nguyên.

* Địa hình

- Địa hình: có thể chia thành hai dạng địa hình chính sau đây:

+ Địa hình núi cao sườn dốc: Khu vực này có độ cao trung bình 1.100 m so với mặt nước biển, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn hơn 25%. Đất đỏ vàng (Fs) và đất mùn vàng trên đá biến chất (Hs), tầng dày của đất lớn hơn 100 cm. Hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên và đất trống đồi núi trọc.

+ Địa hình bằng và thung lũng: Diện tích này phân bố hầu hết ở khu vực trung tâm xã, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 700 m, độ dốc nhỏ hơn 150. Đất đai ở đây chủ yếu là đất sét, đất phù sa sông suối, độ dày tầng đất trên 70 cm. Đây là dạng địa hình tương đối bằng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

* Khí hậu

- Xã Đăk Rơ Ông nằm trong tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới vùng trung Kon Tum với các đặc trưng chủ yếu:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng từ 220C. Nhiệt độ cao tuyệt đối  33,10C (khoảng tháng 4), nhiệt độ thấp tuyệt đối 10,60C (khoảng tháng 01).

  + Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.129 mm , nhưng phân bố không đều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, với 80-90% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, chỉ chiếm 10-20% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình từ 82-87%.

- Với chế độ khí hậu đặc trưng Cao nguyên, thời tiết mát quanh năm nên có thể phát triển nhiều loại cây nhiệt đới lâu năm. Thảm thực vật phát triển nhiều loài cây rừng đa dạng, có nguồn gốc nhiệt đới. Tuy nhiên, do mùa khô kéo dài, cuối mùa khô lại là mùa nắng nóng; mùa mưa lại tập trung và có cường độ lớn, vì vậy cần có những biện pháp tích cực để chống hạn trong mùa khô và chống xói mòn, lũ lớn trong mùa mưa.

- Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.Nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, độ phì nhiêu tương đối cao có khả năng khai thác tốt trong việc sản xuất các loại cây trồng có năng xuất và chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm là cơ sở cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã: 6.286,77 ha

trong đó:

- Đất nông nghiệp: 6.082,19 ha

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 3.624,36 ha

+ Diện tích đất lâm nghiệp: 2.457,18 ha

- Đất phi nông nghiệp: 152,12 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng: 52,46 ha

* Thủy văn:

- Hệ thống sông ngòi chủ yếu là sông và phụ lưu của các nhánh sông chảy xuống. Nguồn nước mặt có trữ lượng dồi dào, nước ngầm có trữ lượng không lớn, mực thủy cấp sâu. Phần lớn nguồn nước mặt rất khó khai thác đưa vào phuc vụ tưới tiêu nông nghiệp vì địa hình dốc, chia cắt và nằm sâu so với mặt bằng đất sản xuất nông nghiệp.

* Địa chất thủy văn:

- Nước ngầm: Chưa có kết quả khảo sát đánh giá, nhưng qua điều tra các giếng đào cho thấy độ sâu của mực nước ngầm ở các khu vực trong xã thường khác nhau. Mực nước ngầm ở độ sâu vào khoảng 6 - 10 m, mạch nước tốt, tương đối dễ cho việc khai thác nước ngầm.

- N­íc ngÇm kh«ng ¶nh h­ëng ®Õn c«ng t¸c x©y dùng nÒn mãng c¸c c«ng tr×nh.

* Địa chất công trình:

- Trong khu vùc nghiªn cøu ch­a cã tµi liÖu khoan th¨m dß ®Þa chÊt nªn ch­a cã thÓ ®¸nh gi¸ chÝnh x¸c ®­îc søc chÞu t¶i cña nÒn ®Êt, tuy nhiªn ë khu vùc ®åi tho¶i vµ c¸c khu d©n c­ ®· x©y dùng th× nÒn ®Êt t­¬ng ®èi æn ®Þnh, kh¶ n¨ng x©y dùng c¸c c«ng tr×nh t­¬ng ®èi tèt.

II. Tài nguyên:

1. Đất đai:

- Theo bản đồ đất tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1/100.000 xây dựng năm 1978 và điều tra bổ sung 1993, trên địa bàn xã có các loại đất chính sau:

+ Đất phù sa sông suối (Py): Diện tích đất này phân bố dọc theo suối Đăk Tờ Kan trên địa hình tương đối bằng, đất giàu mùn thích hợp với phát triển lúa nước và cây hoa màu.

+ Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa):  Đất có độ dốc nhỏ hơn 15 0, tầng dày hơn 70 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ phì trung bình, rất thích hợp trồng cây màu và cây công nghiệp dài ngày.

+ Đất mùn vàng trên núi cao (Hs): Tập trung trên địa hình núi cao hơn 1.000 m, độ đốc hơn 250, tầng dày của đất mỏng, tầng đất mặt có độ mùn cao. Hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên.

+ Đất vàng trên đá phiến sét (Fs):  Đất có nguồn gốc phân hoá của đá phiến sét, phân bố gần khu vực trung tâm xã, có độ cao dưới 1.000m, độ dốc dưới 200. Thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Hiện trạng là rừng tự nhiên và đất trống đồi núi trọc.

+ Đất dốc tụ: Phân bố ven các khe suối và hợp thuỷ, thành phần của đất có hàm lượng mùn cao, rất thích hợp cho việc trồng cây hoa màu.

3. Dân số

Tổng số hộ trên địa bàn xã 493 hộ, dân số 4.240 nghìn người. Dân cư chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98%; xã có 9 thôn. Tổng thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã: 24 triệu đồng/người/năm.

Tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã năm 2021 là 459 hộ (chiếm 51,4% ) và 9 hộ cận nghèo (chiếm 1,01%)  . Nhìn chung trình độ dân trí phát triển chưa đồng đều, đời sống nhân dân còn khó khăn.